Tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch

Ngày đăng 13/10/2021 11:03

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, thường được ví như “sát thủ thầm lặng”. Bởi bệnh không có những dấu hiệu cụ thể, khó xác định nguyên nhân, nhưng biến chứng rất nặng, điển hình nhất là các đột quỵ.

tang-huyet-ap-va-cac-yeu-to-nguy-co-anh-huong-den-tim-mach

Khi huyết áp tăng cao nó sẽ gây ảnh hưởng đến tim, thận, mắt, hệ thần kinh, trường hợp nghiêm trọng nhất là gây hại cho não bộ của người bệnh.

Thế nào là tăng huyết áp?

Huyết áp được định nghĩa là chỉ số đo được từ áp lực của dòng máu khi nó tác động lên thành động mạch. 

tang-huyet-ap-va-cac-yeu-to-nguy-co-anh-huong-den-tim-mach-1

Chỉ số huyết áp gồm có: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Một người có huyết áp bình thường sẽ đo được chỉ số tâm thu < 130 mmHg, tâm trương < 85 mmHg. Trường hợp bị tăng huyết áp khi chỉ số đạt đến ≥ 140/90 mmHg.

Đa phần những người bị tăng huyết áp thường không có triệu chứng hay dấu hiệu cụ thể báo trước. Tình trạng tăng huyết áp có thể xảy đến đột ngột và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp phổ biến gồm: 

tang-huyet-ap-va-cac-yeu-to-nguy-co-anh-huong-den-tim-mach-2

- Do đường kính động mạch bị hẹp.

- Trường hợp có thể tích máu lớn hơn bình thường.

- Do nhịp tim đập quá nhanh và mạnh so với mức bình thường.

- Do người bệnh sử dụng một số loại thuốc làm tăng huyết áp.

tang-huyet-ap-va-cac-yeu-to-nguy-co-anh-huong-den-tim-mach-3

- Có những trường hợp không xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp, thường gặp ở người trong độ tuổi từ 40 - 50 tuổi trở lên: Do yếu tố tuổi tác; Những người béo phì; Người có tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp; Những người có khuynh hướng huyết áp cao hơn bình thường ở mức 135-139/85-89 mmHg.

Tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch

tang-huyet-ap-va-cac-yeu-to-nguy-co-anh-huong-den-tim-mach-4

Ngoài tăng huyết cáp thì còn có những nguyên nhân khác có thể dẫn tới bệnh lý tim mạch:
- Mối quan hệ giữa rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh tim mạch: Có một mối liên quan mật thiết đã được khẳng định giữa bệnh tim mạch và mức LDL cholesterol hoặc cholesterol toàn phần. 

- HDL-C và bệnh tim mạch: HDL-C đã được nghiên cứu chứng minh là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch. Mức HDL-C có mối liên hệ nghịch chiều với nguy cơ tim mạch.

tang-huyet-ap-va-cac-yeu-to-nguy-co-anh-huong-den-tim-mach-5

- Triglyceride - Yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh tim mạch : Triglycerid cũng đã được chứng minh có mối liên quan tới tim mạch. Mối liên hệ này độc lập tồn tại giữa mức triglyceride và bệnh tim mạch, nhất là đối với bệnh nhân nữ hoặc người lớn tuổi có sự đề kháng insulin và hội chứng chuyển hóa. 

Bệnh nhân có triglyceride ≥ 200 mg/dl có tỉ lệ biến cố tim mạch cao gấp 2 lần so với bệnh nhân có mức triglyceride bình thường. Ngoài ra, mức tăng triglyceride kèm theo một số bệnh lý sẽ góp phần phát triển bệnh xơ vữa động mạch. 

Phòng ngừa bệnh lý tim mạch

tang-huyet-ap-va-cac-yeu-to-nguy-co-anh-huong-den-tim-mach-6

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch điều quan trọng nhất là giữ cho huyết áp ổn định:

- Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng ít muối và chất béo, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nhất là đi bộ - chạy bộ, cho dù là ngoài trời hay với máy chạy bộ tại nhà. Bạn cũng có thể sử dụng giàn tạ đa năng, nhưng cần lưu ý tập phù hợp với thể trạng.

tang-huyet-ap-va-cac-yeu-to-nguy-co-anh-huong-den-tim-mach-7

- Giữ cho tâm trạng ổn định, tránh các kinh động, xúc động mạnh.

- Bên cạnh đó là massage trị liệu. Masage có thể giúp ổn định huyết áp, cải thiện tâm trạng tích cực.

goài việc tự massage, đến các trung tâm trị liệu thì các bạn có thể trang bị và sử dụng ghế massage tự động.