Tác hại của việc chạy bộ trên máy chạy bộ sai cách

Ngày đăng 23/08/2019 19:25

Chạy bộ là môn thể thao được rất nhiều người yêu thích bời những lợi ích không ngờ mà chúng mang lại. Nhưng bên cạnh những lợi ích đó thì việc chạy sai cách cũng gây đến không ít những tác hại khôn lường. Vì thế, để có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế được những chấn thương không đáng có bạn cần chuẩn bị những kiến thức đầy đủ để an toàn trong khi chạy và đạt được hiệu quả tốt nhất nhờ việc tập thể dục bằng máy chạy bộ này.

Nguyên nhân nào khiến bạn chạy bộ trên máy chạy bộ không đúng cách?

Chạy bộ tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại không phải vậy, không phải ai cũng biết cách chạy đúng cách để mang lại hiệu quả tối ưu. Với suy nghĩ đó rất nhiều người chạy bộ theo bản năng, từ đó dẫn đến những hậu quả khôn lường. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn chạy bộ không đúng cách:

  • Lựa chọn giày tập không phù hợp
  • Quần áo tập không phù hợp, không thấm mồ hôi, gò bó, bí bách.
  • Chưa sẵn sàng nhưng đã bước lên thảm chạy làm mất chủ động
  • Chạy quá nhanh khi vừa bắt đầu quá trình chạy bộ
  • Không khởi động kỹ các cơ, khớp và toàn thân
  • Chạy quá nhiều, sải chân quá dài
  • Chọn độ dốc không phù hợp
  • Không nghỉ ngơi, chạy quá sức khi mồ hôi ra nhiều
  • Chạy không đúng kỹ thuật khi xuống dốc

Tác hại của việc chạy bộ sai cách trên máy chạy bộ

Việc chạy bộ sai cách trên máy chạy bộ dẫn đền nhiều tác hại:

Mất cơ

Bạn đang cố gắng tăng cơ nhưng chạy có thể làm hỏng những nổ lực đó của bạn. Chúng ta chỉ nên chạy 20-30 phút mỗi ngày, mỗi tuần 3-4 buổi để hỗ trợ cải thiện tim mạch và giúp lưu thông máu. Việc chạy bộ nhiều không những không có tác dụng mà còn cản trở nỗ lực của bạn trong việc tăng cơ.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ngay sau khi chạy bền cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn tổng hợp, cơ thể đã sẵn sàng cho việc tăng các cơ bắp. Lúc này bạn có thể chống lại các tác động tiêu cực cho cơ bắp bằng việc tận dụng cơ chế tổng hợp và bổ sung ngay 20 gr chất đạm sau mỗi lần thực hiện chạy bộ trên máy chạy bộ gia đình.

Chấn thương

Luyện tập thể dục thể thao không thể tránh khỏi những chấn thương nhỏ trong quá trình tập gây ra. Theo một bài báo năm 2010 chỉ ra rằng, có đến 40-50% các vận động viên đều gặp chấn thương hàng năm. Các chấn thương thường gặp phải có thể kể đến như: đau đầu gối, nẹp ống chân, viêm gân gót cổ chân,… Tuy nhiên những chấn thương nhẹ này có thể được ngăn chặn bằng những phương pháp tập đúng cách, tập xen kẽ, lựa chọn trang phục phù hợp, đi giày phù hợp và bước sải chân đúng cách. Đồng thời, hãy dành thời gian cho việc nghỉ ngơi để đảm bảo rằng cơ thể không bị tập luyện quá sức, mệt mỏi và lựa chọn bài tập theo chế độ tăng dần chứ không dồn tất cả sức lực cho cùng một buổi tập.

Bệnh tim mạch

Theo báo cáo của một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Tim Trung Mỹ, việc chạy sai cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ ở tim. Dựa vào nghiên cứu các môn thể thao sức bền như: chạy bộ, xe đạp, ba môn phối hợp, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: những người được đào tạo và tập luyện các môn thể thao trong một thời gian dài có thể làm tăng các nguy cơ bệnh tim, rối loạn chức năng tâm trương và vôi hóa động mạch vành, cứng động mạnh vành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không nên chạy bộ mà việc chạy bộ phải được tập luyện đúng cách với chừng mực vừa phải.

Trên đây là những tác hại của việc chạy bộ sai cách trên máy chạy bộ mà chúng tôi muốn cung cấp tới cho bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn phương pháp chạy bộ phù hợp, tạo dựng một thói quen chạy đúng cách để rèn luyện sức khỏe, giải tỏa căng thẳng và cuối cùng để có được hiệu quả tối ưu nhất.

 

Sản phẩm khác : giàn tạ đa năng, máy tập phục hồi chức năng.